PHƯƠNG PHÁP CRAM: TĂNG ĐỘNG LỰC – TĂNG TỰ CHỦ CHO NGƯỜI HỌC

Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Ngọc Toàn

Abstract


Giảng dạy là một công việc hàm chứa nhiều thay đổi: đối tượng người học thay đổi, nhu cầu của người học thay đổi, phương pháp giảng dạy thay đổi. Để thích ứng và làm chủ những thay đổi trên, giáo viên luôn phải sẵn sàng và chủ động thay đổi về kiến thức, tư duy nói chung nhằm đem lại những bài giảng hứng thú và bổ ích, thúc đẩy khí thế và tiềm năng học tập của người học. Vấn đề chúng tôi đang tập trung nghiên cứu là tăng cường động lực học tập của sinh viên, đối tượng của nghiên cứu là Tích hợp hai phương pháp Học tăng cường ý thức và Sử dụng tài liệu thực tế. Phương pháp này, có tên tích hợp là CRAM, được áp dụng trong một nghiên cứu hành động. Đối tượng tham gia vào nghiên cứu này là lớp sinh viên không chuyên năm thứ 2 đã đạt chuẩn năng lực B2 Tiếng Anh. Mặc dù các sinh viên này có nhiều kinh nghiệm học tiếng Anh, có tư duy Logic tốt, đôi lúc vẫn khó tránh được cảm giác chán nản trong các giờ học do quá trình học tập khá dài và chương trình học căng thẳng. Kết quả của nghiên cứu là CRAM đã tạo sự thay đổi về thói quen làm việc và cảm xúc của người học: từ thái độ phụ thuộc chuyển sang chủ động, từ người hưởng thụ kết quả thành người tạo ra kết quả, từ cảm giác nghĩa vụ sang cảm giác tự do, chủ động.


Keywords


phương pháp giảng dạy, cảm xúc, chủ động, động lực, tự chủ

References


Brown, H. D. (2001). Teaching language by principles: An interactive approach to language pedagogy. New York: Pearson Education.

De Andres, V. (2003). Building self-esteem and motivation. III SEAL. Seminar. Aracena, Huelva.

De Andres, V. (2003). The influence of affective variables on EFL/ESL learning and teaching. The Journal of Imagination in Language Teaching, 7(2002-03), 1. Truy cập ngày 13/1/2009 từ http://www.njcu.edu/CILL/vol7/andres/ html.

Ellis, R. (2001). Interview for ELT News. Truy cập ngày Dec 24/12/2008 từ http://www.eltnes.com/features/interviews/015_rod_ellis2.shtml

Long, M. H. (2001). Focus on form: A design feature in language teaching methodology. In C. N. Candlin & N. Mercer (Eds.), English language teaching in its social context (pp. 180-190). New York: Routledge

Nunan, D. (1999). Second Language teaching and learning. Boston: Heinle & Heinle.

Nunan, D. (2001). Teaching grammar in context. In C. N. Candlin & N. Mercer (Eds.), English language teaching in its social context (pp. 191-199). New York: Routledge.

Richards, J. C., & Rodgers, T. S. (2001). Approaches and methods in language teaching. New York: Cambridge University Press.

Scrivener, J. (1996). ARC: a descriptive model for classroom work on language. In J. Willis, & D. Willis, (Eds.), Challenge and change in language teaching. (pp. 79-92). Oxford: Macmillan Education.


Refbacks

  • There are currently no refbacks.