CẤU TRÚC THỂ LOẠI CỦA CÁC HỘI THOẠI GIAO DỊCH CỦA HIỆP HỘI TÂM LÝ HỌC HOA KỲ
DOI:
https://doi.org/10.63506/jilc.0901.298Từ khóa:
Cuộc hội thoại giao dịch, phân tích thể loại, cấu trúc tiềm năng thể loại, Hiệp hội Tâm lý học Hoa KỳTóm tắt
Bài viết này khám phá việc áp dụng khung lý thuyết cấu trúc thể loại (GSP) của Halliday và Hasan. Bằng cách phân tích 20 cuộc hội thoại thông qua phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu xác định rằng các cuộc hội thoại giao dịch của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ tuân theo một trình tự với các yếu tố bắt buộc bao gồm “mở đầu”, “trình bày chủ đề”, “thảo luận chính”, “kết luận” và “kêu gọi hành động”, được bổ sung bởi các yếu tố tùy chọn như “chào hỏi khách mời”, “các mối quan tâm cụ thể”, “phương thức nghiên cứu”, v.v… Các yếu tố này tuân theo một trình tự hợp lý và cho phép có sự lặp lại trong phần thảo luận chính hoặc giúp nội dung trở nên dễ hiểu và cuốn hút đối với khán giả quan tâm đến các chủ đề tâm lý học, bất kể kiến thức nền tảng của họ về chủ đề này. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra cấu trúc tổng thể của GSP trong các cuộc hội thoại giao dịch của APA như sau:
[<Int^PT>^(GG)]^[<MD>^{SC^PF^CS}^(ES^PA^MI^TI^FO)^↻]^[<Con>^<CA>]